© 2017-2020
Partager
Phim 1: Những Hiệp sĩ Cát Vàng
Phim 2 : Nỗi đau Mất mát
Tác giả
DVD
Triển lãm ảnh
Blog
DVD Hoang Sa Vietnam La meutrissure & Les Chevaliers des Sables Jaunes

Hai phim của André Menras

trong một đĩa DVD – bản đặc biệt

​

Lách qua luật của sự im lặng …

Những hình ảnh bị cấm quay về những ngư dân Việt Nam lặn biển ở vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm bằng vũ lực.

 

Chưa một phim tài liêu nào giúp nói lên tiếng kêu than của các góa phụ ngư dân và của các ngư dân bị tiến công và gây thương tích đã bao lần bị làm ngơ.

 

Hai lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy bừng tỉnh để kết đoàn.

 
VIỆT NAM - TIẾNG GÀO THÉT TỪ BÊN TRONG
 
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 2
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 12
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 1
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 3
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 5
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 7
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 9
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 6
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 8
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 10
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 11
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 4
LES CHEVALIERS DES SABLES JAUNES - extrait 13

Phim 1

Những Hiệp sĩ Cát Vàng

​

Thời lượng : 25 phút
Định dạng : 16/9
Năm phát hành : 2017

Phiên âm : tiếng pháp, tiếng việt
Phụ đề : tiếng anh, tiếng trung quốc, tiếng Séc

 

Tất cả có 15 người lên con tàu vỏ gỗ mới chữa lại sau trận bị đâm ngang sườn mới đây, máy thì yếu và thường bị nóng, và cận kề là những con khủng long Trung Hoa nhe nanh thép. Mỗi người bốn giờ một đêm đi săn dưới nước sâu vài chục mét và thở bằng ống dẫn cung cấp bằng máy nén khí đặt ở hầm tầu.

​

Họ cô đơn nơi xa bờ hàng trăm cây số và chẳng có phương tiện kỹ thuật nào chống lại những tai nạn ngạt khí và cách xa mọi phương tiện cứu trợ. Mệt chết người mỗi ngày một tăng, cộng thêm những cơn đỏng đảnh hung bạo của biển cả.

​

«Bộ phim chứng nhân này là kết quả một chuyến viễn du cả ngàn cây số kéo dài 27 ngày với một thủy thủ đoàn là những ngư dân thợ lặn một làng ở Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Chỉ với một máy ảnh, một cuốn sổ tay và vô vàn điều « đồng lõa » từ những con người cứng cỏi trước nỗi đau và vững vàng trước hiểm nguy.

 

Lễ xuất hành được tổ chức trong bầu không khí bí mật lạ kỳ và tôi được người ta dẫn đi rồi cho ẩn nấp kỹ và được che chở bởi những gia đình nghèo khó ấy, như một chiến sĩ du kích thời kháng chiến ẩn nấp quân chiếm đóng, hoàn cảnh của tôi và của họ đều bất hợp pháp theo luật đánh bắt cả của Việt Nam. Nhưng tôi kiêu hãnh, và họ còn kiêu hãnh hơn nữa, không ở chỗ ngang nhiên chống lại lệnh cấm của chính quyền, ngược lại là đằng khác! Chúng tôi kiêu hãnh vì đã cùng nhau khẳng định quyền sống, quyền lao động và chủ quyền quốc gia tại cái vùng đầy hiểm nguy này.

 

Cuộc trở về của chúng tôi vào ban đêm cũng rất là hào hùng: rời tầu từ khơi xa để lên chiếc thuyền thúng tròn, tất cả đồ đoàn được chị em vợ của các ngư dân mang cho – các chị đứng đợi ở đó nước ngập ngang người, rồi đưa tôi vào tận bờ đến một ngôi nhà gần đó rồi dùng xe máy đưa tôi tới một nơi hẻo lánh không ai nhòm ngó, và để tôi sống đó những giờ đầu tiên say đất liền. "Bác Hai" đã về, yên lành, trừ cái vai nhiều lần bị trặc.

​

Sao lại gọi họ là những "Hiệp sĩ" ? Vì những con người ấy, thanh cao lặng lẽ trước hiểm nguy do thiên nhiên hay con người gây ra, thực sự là những nhà quý tộc nơi biển khơi. Cái nền tiếng nhạc truyền thống Việt Nam ấy vẫn phát ra trên boong tầu khi họ lặn sâu dưới nước 35 mét và xung quanh đầy tầu cá Trung Quốc, ở chính nơi cách đây vài tháng họ đã bị tiến đánh, nơi chỉ cách đồn binh Việt Lincoln 7 dặm… tất cả sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong ký ức của tôi».

​

André Menras

Trích từ phim :

Phim :

Đặt mua DVD

LA MEURTRISSURE - extrait 14
LA MEURTRISSURE - extrait 11
LA MEURTRISSURE - extrait 12
LA MEURTRISSURE - extrait 9
LA MEURTRISSURE - extrait 6
LA MEURTRISSURE - extrait 8
LA MEURTRISSURE - extrait 10
LA MEURTRISSURE - extrait 7
LA MEURTRISSURE - extrait 5
LA MEURTRISSURE - extrait 13
LA MEURTRISSURE - extrait 1
LA MEURTRISSURE - extrait 3
LA MEURTRISSURE - extrait 2
LA MEURTRISSURE - extrait 4
 

Phim 2

Nỗi đau Mất mát

 

 

Thời lượng : 60 phút

Định dạng : 16/9

Năm phát hành : 2010

Phiên âm : tiếng pháp, tiếng việt
Phụ đề : tiếng anh, tiếng trung quốc

Từ những ngày biết bao xa xôi xưa, ngư dân và thủy thủ thường đến quần đảo Hoang Sa ngoài khơi miền Trung nước Việt Nam. Từ biết bao nhiều thế kỷ, vương quốc An Nam rồi sau đó là Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền ở quần đảo đó. Nhưng từ năm 1974, Hải quân Trung Quốc đã chiếm các đảo này cùng vùng biển quanh đó.

 

Thế là ngư dân Việt Nam nơi đây bị mắc kẹt vào một cuộc tranh chấp chủ quyền có tầm địa-chiến lược. «Nhiều người bị lính Trung Quốc bắt làm con tin, nhiều người bị cướp những mẻ cá đánh bắt được hoặc phá hủy tầu cá của họ. Có những người còn bị bắn giết !» André Menras giải thích. Nhà làm phim quốc tịch Pháp-Việt này đã tiến hành điều tra. Ông đã phỏng vấn những «người anh hùng bình thường đó, những người vẫn tiếp tục ra khơi đánh cá, cả vì sinh kế, và cả vì niềm tự hào».

 

Ông đã quay phim về nỗi đau và cảnh cô đơn của những góa phụ. Trong cảnh tuyệt vọng, nhiều người dân trong vùng đã nhường bước và nơi đây bị thế chỗ bởi các tầu cá Trung Quốc có tàu chiến tháp tùng.

​

«"Nỗi đau mất mát" đưa ra những bằng chứng của ngư dân và những góa phụ kể lại những cuộc tàu cá của họ bị tầu chiến Trung Quốc tiến đánh, những cuộc cầm tù các thủy thủ đoàn và chuyện chuộc lại họ».  L’Express.

 

«Bộ phim tài liệu này vinh danh những con người đó cùng gia đình họ, những người không đủ nguồn lực để tưởng nhớ người thân đã chết của họ». La Marseillaise.

​

Trích từ phim :

phim :

 
 
 
 

Tác giả

André Menras

(Hồ Cương Quyết)

​

Kể từ chuyến ông tới Việt Nam đang tơi bời khói lửa chiến tranh với  Mỹ năm 1968 để dạy tiếng Pháp, tác giả, một người con nông dân miền Nam nước Pháp, đã bị đất nước này và dân nước này bỏ bùa mê đến độ ông ta đã nhập quốc tịch và còn nói cả tiếng Việt. Kể từ những ngày ngồi tù vì hoạt động chính trị ở Sài Gòn rồi đến những cuộc đấu tranh của ông tại Pháp cho tới những bộ phim làm ra rồi bị cấm... một nửa thế kỷ yêu thương sâu sắc và những thất vọng vì mất hết ảo tưởng nhưng bao giờ cũng vượt được qua nhờ một niềm hy vọng không bao giờ nguôi. Ông bao giờ cũng đứng bên một nước Việt Nam bao giờ cũng khước từ không chịu để mất một nền độc lập và một sự nghiệp tự do đã hy sinh biết bao để có được. Bộ phim mới này, «Những Hiệp sĩ Hoàng Sa» là một khoảnh khắc của toàn bộ câu chuyện dài đặc biệt này.

​

1968 : Một năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm tiểu học Montpellier, André Menras sang Việt Nam dạy tiếng Pháp theo chương trình hợp tác. Chiến tranh đã đến độ cao nhất sau cuộc tổng tiến công của phe Giải phóng Dân tộc. Ông 23 tuổi khi đó.

​

1970 : Ông bị bắt và cầm tù ở Sài Gòn vì trương cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam và tung truyền đơn bằng tiếng Việt đòi rút quân Mỹ và nước ngoài.

​

1973 : Dưới sức ép của các tổ chức lớn như Secours populaire français và Amnesty international, ông được tha tù và trục xuất khỏi vùng Sài Gòn vài ngày trước khi ký Hiệp định Paris.

​

1973-1974-1975 : Ông là đồng tác giả cuốn sách «Nous accusons» (Chúng tôi lên án), do nhà Editeurs Français Réunis xuất bản và đi thăm các nơi trên thế giới theo lời mời của  các tổ chức, các công đoàn và chính đảng khác nhau để nói lên sự thật về các điều kiện giam giữ (ở nhà tù Sài Gòn).

​

1975 : Hết chiến tranh. Ông trở lại dạy học tại một ngôi làng nhỏ vùng Hérault.

​

1977 : Trở lại Việt Nam một thời gian ngắn theo lời mời của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

2001 : Trong hồ sơ viên chức của ông, Bộ Giáo dục coi hai năm rưỡi tù của ông là «nghỉ việc để đi theo bạn (tình)». Ông đã đấu tranh mạnh mẽ đòi chính phủ Fabius thừa nhận ông bị tù vì hành động vì hòa bình, chính trị và nhân đạo.  Sau một năm vận động công đoàn và các tổ chức, vào tháng Chạp, ông biểu tình ngồi 6 ngày đêm trên gác chuông nhà thờ Saint-Nazaire ở Béziers. Cuối cùng chính phủ phải thừa nhận thực tại là ông bị cầm tù vì chính trị. Chuẩn bị nghỉ hưu.

2002 : Ông trở lại Việt Nam sau 25 năm xa cách nơi đây. Ông được công nhận Công dân danh dự thành phố Hồ Chí Minh và lập ra Hội trao đổi sư phạm Pháp Việt.

 

2003 : Thay đổi chính phủ ở Pháp (Raffarin) và xét lại các cam kết của chính phủ Fabius. Sau một năm vận động, ông biểu tình ngồi 46 ngày đêm trên tháp chuông nhà thờ Béziers. Chính phủ Raffarin cuối cùng thừa nhận các cam kết của chính phủ tiền nhiệm.

 

Từ 2003 đến 2008 : André Menras nhiều lần qua Việt Nam.

 

2009 : Ông là người nước ngoài đầu tiên nhận quốc tịch Việt Nam quyết định được trao từ tay chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

2010 : Với sự giúp đỡ của đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, ông làm cuốn phim tài liệu «Hoàng Sa Việt Nam : nỗi đau mất mát» nói về thân phận những góa phụ của ngư dân Việt Nam bị quân Trung Quốc giết hại tại quần đảo Hoàng Sa. Bộ phim bị chính quyền Việt Nam cầm chiếu để giữ quan hệ tốt đẹp giữa ĐCS Trung quốc và ĐCS Việt Nam. Trong ba năm, phim này chỉ được trình chiếu một cách không chính thức ở Pháp, Đức, Séc và Ba Lan … Dưới áp lực trong và ngoài Việt Nam, và nhân dịp Trung Quốc tiến công năm 2014, cuối cùng bộ phim đã được trình chiếu với điều kiện không công khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh…

 

2017 : André Menras làm một bộ phim nữa, «Nhưng Hiệp sĩ Cát vàng», tiếp theo bộ trước với một thủy thủ đoàn những ngư dân thợ lặn Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa nơi bị Trung Quốc cấm.

Một số tác phẩm của tác giả :

- «Rescapés des bagnes de Saigon, nous accusons» Editeurs Français Réunis, 1973.

- «Laos, Cambodge et Viêtnam : premiers dominos de l’expansionnisme chinois ?» by André Menras in Recherches internationales N°86, avril-juin 2009.

http://www.recherches-internationales.fr/RI86_pdf/RI86_MENR_pdf.pdf

- «André Menras : "tâches d’huile" et "coups de bélier. L’affaire de la plateforme de forage chinoise».  Mémoires d’Indochine

https://indomemoires.hypotheses.org/tag/andre-menras

- «Mer du Sud-Est asiatique : Chronique d’un hold-up annoncé» par André Menras in Mélanges Charles Fourniau. Ed. Indes Savantes.

4a_Remontée_copie-min
3a DSC_3857 copie-min
1a DSC_0036 copie-min
3b DSC_2417 (2) copie-min
1b DSC_4136 (2) copie-min
5a_équippement_DSC_2600_copie-min
4b DSC_3550 (2) copie-min
7b triDSC_2803 (2) copie-min
5b_équippement_copie-min
7a tri DSC_2878 (2) copie-min
8b repas DSC_0151 copie-min
8a Repas copie-min
9a Sommeil DSC_2585 copie-min
11 bat chin copie-min
10a jeux DSC_0010 copie-min
 

Ba mươi bốn tấm ảnh là ngần nấy thời điểm chụp chớp nhoáng hoặc chụp lén tùy theo tâm trạng cũng như tình hình công việc của anh em. Mỗi tấm hình có kèm theo một phóng sự được viết về chuyến viễn du, một minh họa ngắn giải thích nội dung địa-chính trị và một bản đồ chỉ dẫn hành trình.

 

Có thể đó sẽ chỉ có trưng bầy những tấm hình thôi. Nhưng cũng có thể tác giả sẽ có mặt để chiếu bộ phim dài 24 phút có tựa đề «Những Hiệp sĩ Hoàng Sa» và dẫn dắt cuộc trao đổi ý kiến.

 

​

 

​

Triển lãm ảnh

 

​

untitled image
untitled image
untitled image
untitled image

30 x 45

FINEART HAHNEMUHLE

DIBOND

30 x 45 cm

đóng qua ray

Khổ ảnh :

Giấy :

Khung ảnh :

Khổ ảnh :

Giá treo

Thông số kỹ thuật của buổi triễn lãm  :

Để liên hệ và tổ chức triển lãm, bấm vào đây